Hero image

Giao dịch ETF

Giao dịch hơn 300 quỹ ETF và đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn trên thị trường cổ phiếu, chỉ số và các ngành nghề chỉ với một giao dịch duy nhất.

BẮT ĐẦU GIAO DỊCH

ETF là gì?

ETF (Exchange-Traded Fund) là một quỹ đầu tư được niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán giống như cổ phiếu thông thường. ETF nắm giữ một danh mục tài sản như cổ phiếu, trái phiếu hoặc hàng hóa. Đây là một cách đơn giản giúp nhà đầu tư tiếp cận đa dạng các loại tài sản tài chính cùng lúc, hỗ trợ đa dạng hóa danh mục mà không cần mua từng tài sản riêng lẻ. Nhà đầu tư có thể thu lợi nếu giá trị của ETF tăng hoặc nếu ETF chi trả cổ tức.

ETF huy động vốn từ nhiều nhà đầu tư và phân bổ vào một danh mục đa dạng các tài sản. Nhờ đó, hiệu suất của ETF có thể phản ánh xu hướng của một khu vực cụ thể trên thị trường. Nhiều nhà giao dịch đánh giá ETF là một trong những lựa chọn hàng đầu để đa dạng hóa danh mục đầu tư. Mức độ đa dạng hóa mà ETF mang lại phụ thuộc vào chỉ số mà quỹ đang theo dõi.

Các quỹ đầu tư như The Vanguard Group, Commonwealth Funds, Morningstar và BlackRock là những đơn vị quản lý ETF được yêu thích trên thị trường toàn cầu. Theo các báo cáo dữ liệu thị trường mới nhất, ngành công nghiệp ETF đã tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024, đạt mức kỷ lục 14,8 nghìn tỷ USD tài sản đang được quản lý (AUM).

Image of Coins

Tóm lược lịch sử giao dịch ETF

Giao dịch ETF bắt đầu tại Canada vào năm 1990 với sự ra mắt của Quỹ Chỉ số Toronto (Toronto Index Participation Fund), sau vụ sụp đổ thị trường chứng khoán năm 1987, sự kiện đã thúc đẩy nhu cầu đối với các công cụ đầu tư linh hoạt. Nhà vật lý Nate Most, khi làm việc tại Sở Giao dịch Chứng khoán Mỹ (AMEX), được giao nhiệm vụ phát triển một loại tài sản mới. Ông đã thiết kế cấu trúc cho quỹ ETF đầu tiên tại Mỹ, với mục tiêu mang đến cho nhà đầu tư một sản phẩm đa dạng hóa và hiệu quả về chi phí.



ETF đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tổ chức triển khai các chiến lược giao dịch phức tạp một cách hiệu quả và linh hoạt hơn. Chúng đồng thời mở rộng nhận thức của thị trường về những lợi ích thiết thực từ hình thức đầu tư tập thể và khả năng giao dịch linh hoạt. Quỹ Standard & Poor’s Depositary Receipts (SPDR), được biết đến rộng rãi dưới mã chứng khoán SPY và chính thức ra mắt vào năm 1993, hiện vẫn giữ vị trí là ETF có khối lượng giao dịch lớn nhất thế giới, với tổng tài sản quản lý (AUM) vượt trên 400 tỷ USD.

Các loại Quỹ ETF khác nhau

Hero globe

Nhu cầu từ nhà đầu tư cùng với sự tiến bộ của công nghệ đã đóng vai trò quan trọng trong sự gia tăng số lượng ETF, với tổng số quỹ vượt mốc 8.000 trên toàn cầu. Quỹ ETF thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư mong muốn gia tăng vốn mà không cần tốn nhiều thời gian nghiên cứu từng loại tài sản riêng lẻ.



Có nhiều loại quỹ ETF khác nhau. Một số ETF đầu tư vào đa dạng cổ phiếu và trái phiếu; một số khác theo dõi hiệu suất của các chỉ số chứng khoán như chỉ số Standard and Poor’s E-Mini (S&P 500 E-Mini) hoặc E-Mini (CBOT) Dow Jones Industrial Average (DJIA), trong khi một số lại theo dõi hiệu quả thị trường tổng thể (IBM Index).

Quỹ ETF Trái phiếu

Quỹ ETF Trái phiếu (thường được gọi là ETF Thu nhập cố định) được thiết kế nhằm mang lại khả năng tiếp cận đa dạng các loại trái phiếu hiện có trên thị trường, bao gồm trái phiếu Chính phủ Hoa Kỳ, trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu địa phương (munis), trái phiếu quốc tế, trái phiếu có lãi suất cao (high-yield bonds), và nhiều loại khác.



Quỹ ETF Trái phiếu được xem là các khoản đầu tư có mức độ rủi ro thấp hơn so với quỹ ETF Cổ phiếu. Nhà đầu tư cá nhân tìm kiếm sự đa dạng hóa thu nhập cùng với các nhà đầu tư tổ chức như quỹ hưu trí và quỹ phòng hộ là hai nhóm chủ yếu có xu hướng đầu tư vào ETF Trái phiếu.

Quỹ ETF Hàng hoá

Quỹ ETF Hàng hóa theo dõi giá của một loại hàng hóa cụ thể, chẳng hạn như Vàng (XAU), Bạc (XAG), Dầu mỏ (XBR, XTI) hoặc một giỏ hàng hóa đa dạng.



Các nhà đầu tư tổ chức sử dụng quỹ ETF Hàng hóa nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro, trong khi nhà đầu tư cá nhân đầu tư vào các quỹ này nhằm tiếp cận thị trường hàng hóa mà không cần phải giao dịch hợp đồng tương lai hay sở hữu hàng hóa vật chất.

Quỹ ETF Vàng có tài sản cơ sở là vàng vật chất

Quỹ ETF Vàng là một hình thức đầu tư vào vàng. Loại ETF này nắm giữ vàng thỏi làm tài sản cơ sở. Quỹ ETF Vàng cho phép nhà đầu tư tận dụng biến động giá vàng mà không cần phải lưu trữ hay bảo hiểm số lượng kim loại quý này. Quỹ ETF Vàng có thể được mua và bán bất cứ lúc nào trong ngày, miễn là các sàn giao dịch chứng khoán đang hoạt động. Các ETF được bảo chứng bằng vàng vật chất thường không trả cổ tức do vàng là tài sản không tạo ra lợi suất. Lợi nhuận của nhà đầu tư chủ yếu đến từ sự tăng giá của vàng.

Quỹ ETF khai thác vàng

Quỹ ETF Khai thác Vàng giúp nhà đầu tư tiếp cận với các công ty khai thác và sản xuất vàng. Đầu tư vào ngành khai thác vàng thường được xem là một chiến lược đầu tư dài hạn.



Hiệu suất của quỹ ETF Khai thác Vàng phụ thuộc không chỉ vào giá vàng mà còn vào các yếu tố cơ bản của công ty khai thác, chi phí, kế hoạch tăng trưởng và điều kiện thị trường chứng khoán.

Quỹ ETF tiền tệ

Quỹ ETF Tiền tệ là các quỹ giao dịch trên sàn cung cấp sự tiếp xúc với giá trị của một loại tiền tệ cụ thể, chẳng hạn như Đô la Mỹ (USD); bên cạnh đó, còn có những ETF theo dõi các chỉ số đa tiền tệ. Một số ETF Tiền tệ được bảo chứng bằng tài sản vật chất, trong khi số khác dựa trên các công cụ phái sinh như hợp đồng tương lai hoặc hoán đổi (swaps).



Là một lựa chọn phòng ngừa rủi ro, quỹ ETF Tiền tệ có thể giúp nhà giao dịch bảo vệ mình khỏi những biến động bất lợi của tỷ giá ngoại hối.

Quỹ ETF Cổ phiếu

Quỹ ETF Cổ phiếu là các quỹ giao dịch trên sàn đầu tư vào cổ phiếu; chúng có thể theo dõi một chỉ số cổ phiếu cụ thể, một ngành nghề hoặc thậm chí một chiến lược đầu tư riêng biệt. Nhà đầu tư sử dụng ETF cổ phiếu để tiếp cận đa dạng các cổ phiếu chỉ trong một giao dịch duy nhất, đồng thời đây được xem là lựa chọn lý tưởng cho những cá nhân muốn tùy chỉnh kế hoạch tài chính của mình.

Quỹ ETF đầu tư thay thế

Quỹ ETF Đầu tư Thay thế là các cấu trúc sáng tạo giúp nhà giao dịch đầu tư vào các loại tài sản phi truyền thống hoặc tiếp cận các chiến lược đầu tư đặc thù như bán quyền chọn và chiến lược chênh lệch lãi suất tiền tệ, mang lại cơ hội đa dạng hóa và tối ưu hóa hiệu quả đầu tư.

Chứng khoản Ghi chú Giao dịch (ETNs)

Chứng khoán Ghi chú Giao dịch (ETNs) là các chứng khoán nợ không được đảm bảo, do các ngân hàng có uy tín phát hành, theo dõi lợi suất của các tài sản tài chính hoặc chỉ số cơ sở. ETNs thường có ngày đáo hạn cố định tương tự như trái phiếu.

Quỹ ETF Thị trường Ngoại hối

Quỹ ETF Thị trường Ngoại hối (còn gọi là ETF Quốc tế hoặc Toàn cầu) giúp nhà đầu tư tiếp cận cổ phiếu hoặc tài sản ở các quốc gia nước ngoài. Các Quỹ ETF Thị trường Ngoại hối phổ biến nhất là những quỹ theo dõi các chỉ số chứng khoán nước ngoài như Hang Seng, S&P/ASX 200, Nikkei, v.v.

Quỹ ETF yếu tố

Quỹ ETF Yếu tố dựa trên các đặc điểm cụ thể (yếu tố) liên quan đến lợi nhuận, hiệu suất và mức độ rủi ro. Một số yếu tố phổ biến bao gồm giá trị, vốn hóa thị trường, biến động, động lượng, v.v. Nhà đầu tư cần cân nhắc các sai số theo dõi (tracking errors) và chu kỳ hiệu suất của từng yếu tố trước khi quyết định đầu tư vào Quỹ ETF Yếu tố.

Quỹ ETF Nghịch đảo

Quỹ ETF nghịch đảo được thiết kế để mang lại lợi nhuận ngược lại với lợi nhuận hàng ngày của một tài sản hoặc chỉ số cụ thể. Quỹ đảo ngược có thể tăng khi chỉ số mục tiêu mất giá; ví dụ, khi các nhà giao dịch bán khống cổ phiếu do giá cổ phiếu mất giá. ETF đảo ngược cho phép các nhà giao dịch hưởng lợi từ thị trường giảm mà không cần phải bán khống cổ phiếu trực tiếp.

Quỹ ETF thị trường

Quỹ ETF thị trường là các quỹ được thiết kế để mô phỏng hiệu suất của một chỉ số thị trường chứng khoán, chẳng hạn như SPY.ARC (chỉ số S&P 500) hoặc STW.AXW (chỉ số Australia 200 Index Cash).

Quỹ ETF chuyên biệt

Quỹ ETF chuyên biệt là các quỹ tập trung đến những phân khúc thị trường cụ thể, có thể không nằm trong các phân loại ngành truyền thống. Ví dụ, trong những năm gần đây, các quỹ ETF chuyên biệt đã cung cấp cơ hội tiếp cận các ngành như trí tuệ nhân tạo (AI), an ninh mạng, và năng lượng sạch, chỉ kể đến một vài lĩnh vực tiêu biểu.

Quỹ ETF quản lý chủ động

Quỹ ETF Quản lý Chủ động được giám sát bởi các quản lý danh mục đầu tư, những người lựa chọn tài sản và điều chỉnh vị thế nhằm đạt được mục tiêu cụ thể. Tùy theo mục đích đầu tư, các ETF quản lý chủ động có thể đầu tư vào một danh mục đa dạng các loại tài sản khác nhau.

Quỹ ETF đòn bẩy

Quỹ ETF Đòn bẩy có mục tiêu khuếch đại lợi nhuận hàng ngày của tài sản cơ sở, dù đó là một chỉ số, ngành hàng hay bất kỳ công cụ tài chính nào khác. Các công cụ phái sinh như hợp đồng hoán đổi (swaps) và hợp đồng tương lai (futures) được sử dụng nhằm nhân đôi hoặc nhân ba lợi nhuận tiềm năng.

Quỹ ETF theo ngành và lĩnh vực

Quỹ ETF theo ngành và lĩnh vực được thiết kế để tiếp cận các ngành cụ thể, chẳng hạn như các công ty dầu mỏ, dược phẩm và công nghệ, v.v.

Quỹ ETF theo phong cách

Quỹ ETF theo phong cách tập trung vào các phong cách đầu tư như giá trị hoặc tăng trưởng, bất kể vốn hóa thị trường (vốn hóa lớn, vốn hóa vừa, vốn hóa nhỏ).

Quỹ ETF bền vững

Quỹ ETF bền vững là hình thức giao dịch đầu tư vào các công ty tuân thủ các tiêu chí cụ thể về môi trường, xã hội và quản trị công ty (Governance) – gọi tắt là tiêu chí ESG.



ESG ETFs ưu tiên đầu tư vào các công ty áp dụng các thực hành bền vững, đồng thời giảm tỷ trọng đầu tư vào các ngành kinh doanh như năng lượng hoặc quốc phòng.

Giao dịch ETF hoạt động như thế nào?

ETF (quỹ hoán đổi danh mục) là một loại quỹ đầu tư mà nhà giao dịch có thể mua hoặc bán thông qua công ty môi giới trên sàn chứng khoán. Khi đầu tư vào ETF, nhà giao dịch không cần phải sở hữu trực tiếp sản phẩm đầu tư cơ sở. ETF là công cụ tài chính phổ biến, kết hợp lợi ích đa dạng hóa của quỹ tương hỗ với tính linh hoạt giao dịch như cổ phiếu. Các quỹ ETF huy động vốn từ cả nhà đầu tư dài hạn và nhà giao dịch ngắn hạn để đầu tư vào một giỏ các loại tài sản đa dạng, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác.



ETF hoạt động theo cách tương tự như giao dịch cổ phiếu. Các tổ chức phát hành ETF, chẳng hạn như các tổ chức tài chính hoặc nhà quản lý quỹ, tạo ra các quỹ nhằm theo dõi hiệu suất của các tài sản cơ sở và bán cổ phần (chứng chỉ quỹ) cho các nhà đầu tư tham gia vào quỹ đó. Do đó, các cổ đông sở hữu một tỷ lệ phần trăm của ETF, chứ không trực tiếp sở hữu các tài sản cơ sở nằm trong quỹ.

Tuy nhiên, không giống như cổ phiếu của một công ty, số lượng cổ phiếu đang lưu hành của một ETF có thể thay đổi hàng ngày do quá trình tạo mới và mua lại cổ phiếu liên tục thông qua cơ chế tạo/mua lại (creation/redemption) do các bên tham gia được ủy quyền thực hiện.



Các tổ chức phát hành ETF thiết lập các danh mục tài sản cơ sở bao gồm hàng hóa, trái phiếu, tiền tệ và cổ phiếu, được niêm yết dưới mã chứng khoán riêng biệt kèm theo dữ liệu giá được cập nhật liên tục trong phiên giao dịch. Giá thị trường của ETF thông thường phản ánh sát với giá trị thực của các tài sản cơ sở. Nhằm kiểm soát các biến động giá bất thường – cụ thể là khi giá ETF chênh lệch so với giá trị tài sản nền tảng – các định chế tài chính áp dụng cơ chế kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage). So với các loại hình quỹ đầu tư truyền thống, ETF thường có mức chi phí quản lý thấp hơn và được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao nhờ tính linh hoạt, hiệu quả và khả năng giao dịch thuận tiện trên thị trường chứng khoán.

Giao dịch ETF như thế nào?

Chiến lược trung bình giá

  • Chiến lược cơ bản
  • Mua một khoản tiền cố định của một loại tài sản theo lịch trình định kỳ.
  • Phù hợp với nhà đầu tư mới bắt đầu
  • Phù hợp với những người có thể dành ra một phần nhỏ thu nhập hàng tháng để đầu tư.
  • Một lựa chọn thay thế cho việc đầu tư vào tài khoản tiết kiệm có lãi suất thấp.
  • Chiến lược đầu tư trung bình giá giúp tạo tính kỷ luật trong quá trình tiết kiệm. Bạn có thể trả cho bản thân trước, tức là ưu tiên tiết kiệm định kỳ một cách đều đặn.
  • Mua vào nhiều đơn vị hơn khi giá ETF thấp và ít đơn vị hơn khi giá ETF cao, từ đó giúp trung bình hóa chi phí nắm giữ.

Phân bổ tài sản

  • Phân bổ một phần danh mục đầu tư vào các loại tài sản khác nhau nhằm mục đích đa dạng hóa.
  • Một số quỹ ETF có thể được mua với số vốn đầu tư ban đầu nhỏ, giúp chúng trở nên dễ tiếp cận hơn đối với các nhà đầu tư mới.
  • Phù hợp với người mới bắt đầu, tùy thuộc vào thời hạn đầu tư và mức độ chấp nhận rủi ro.

Giao dịch lướt sóng

  • Mục tiêu là kiếm lợi nhuận từ biến động giá của ETF trong khoảng vài ngày đến vài tuần.
  • Giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư.
  • Một số ETF có chênh lệch giá mua/bán rất nhỏ, giúp chúng phù hợp cho việc giao dịch ngắn hạn.
  • Phù hợp với các nhà giao dịch ưa thích phân tích kỹ thuật, sử dụng các công cụ kỹ thuật để xác định điểm vào và điểm thoát lệnh.

Luân chuyển ngành

  • Tập trung vào các ngành khác nhau của nền kinh tế.
  • Các nhà giao dịch chuyển vốn vào những ngành được dự đoán sẽ hoạt động tốt hơn và rút vốn khỏi những ngành kém hiệu quả.
  • Công cụ quản lý rủi ro.


Ví dụ: Một nhà đầu tư đang nắm giữ quỹ ETF vàng (chẳng hạn như SPDR Gold Shares ETF, mã GLD) có thể bán sau khi quỹ đạt mức tăng trưởng mạnh và sau đó tái cơ cấu danh mục bằng cách chuyển vốn sang quỹ ETF công nghệ (ví dụ: XLK) nếu kỳ vọng rằng ngành công nghệ sẽ có tiềm năng tăng trưởng trong giai đoạn tới.

Quỹ ETF được bảo chứng bằng tài sản thực

  • Các quỹ ETF được bảo chứng bằng tài sản hữu hình như vàng thỏi hoặc các loại hàng hóa khác.
  • Các quỹ ETF vàng có thể được sử dụng như một công cụ phòng ngừa rủi ro trước lạm phát, sự mất giá của đồng USD hoặc biến động của thị trường chứng khoán.
  • Biến động giá phản ánh theo biến động của thị trường giao ngay.
  • Cung cấp cơ hội tiếp cận với kim loại và hàng hóa mà không cần phải lưu trữ chúng trực tiếp.

Đầu tư theo xu hướng mùa vụ

Các nhà giao dịch sử dụng dữ liệu lịch sử để xác định các khoảng thời gian mà một số công cụ tài chính có xu hướng hoạt động tốt hơn hoặc kém hơn so với bình thường.

Thay vì mua từng cổ phiếu hoặc hàng hóa riêng lẻ, các nhà giao dịch có thể sử dụng ETF để tiếp cận các ngành tài chính hoặc tài sản chịu ảnh hưởng bởi các xu hướng mùa vụ.

Phòng vệ rủi ro

Các nhà giao dịch thường đầu tư vào ETF để phòng ngừa và bảo vệ các vị thế khác khỏi rủi ro giảm giá.

Ví dụ về giao dịch ETF

Giả sử bạn muốn giao dịch CFD trên ETF, trong đó tài sản cơ sở là quỹ iShares Core US Aggregate Bond (AGG.ARC) và tài khoản của bạn được sử dụng bằng đồng USD.

AGG.ARC đang được giao dịch với giá mua (Bid) 106 và giá bán (Ask) 107.

Bạn quyết định giao dịch 100 đơn vị AGG.ARC vì bạn dự đoán giá của quỹ ETF AGG.ARC sẽ tăng trong tương lai. Tỷ lệ ký quỹ (margin) cho AGG.ARC là 20%; nghĩa là bạn cần phải đặt cọc 20% giá trị vị thế để có thể mở vị thế mong muốn trên AGG.ARC.

Image of FPMarkets app

Ví dụ về giao dịch ETF

Do đó, bạn cần có ít nhất số tiền sau trong tài khoản để mở vị thế này:
20% x (100 x 107) = $2140
Điều này sẽ tạo cho vị thế của bạn một giá trị là 10.700 USD.

Image of chart

Ví dụ về giao dịch ETF

Trong giờ tiếp theo, giá của AGG.ARC đã chuyển động đến: giá mua (Bid) 110 và giá bán (Ask) 111.
Hiện tại bạn có một giao dịch có lợi nhuận. Bạn có thể đóng vị thế bằng cách bán với giá hiện tại là 110 USD. Do đó, lợi nhuận của bạn sẽ là:
100 x (110 - 107) = $300

Image of chart

Ví dụ về giao dịch ETF

Do đó, bạn cần có ít nhất số tiền sau trong tài khoản để mở vị thế này:
20% x (100 x 107) = $2140
Điều này sẽ tạo cho vị thế của bạn một giá trị là 10.700 USD.

Image of chart

Trong giờ tiếp theo, giá của AGG.ARC đã chuyển động đến: giá mua (Bid) 110 và giá bán (Ask) 111.
Hiện tại bạn có một giao dịch có lợi nhuận. Bạn có thể đóng vị thế bằng cách bán với giá hiện tại là 110 USD. Do đó, lợi nhuận của bạn sẽ là:
100 x (110 - 107) = $300

Image of chart

Làm thế nào để bắt đầu giao dịch CFD ETF với FP Markets?

Bắt đầu giao dịch ETF trong 9 bước đơn giản:

Image of Phone
  • Mở một tài khoản giao dịch với FP Markets.
  • Nâng cao kiến thức giao dịch của bạn bằng cách sử dụng bộ tài liệu giáo dục toàn diện do FP Markets cung cấp.
  • Thực hành kỹ năng giao dịch của bạn trên tài khoản Demo mà không phải chịu rủi ro mất vốn.
  • Thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về các quỹ ETF mà bạn dự định đầu tư và liên tục theo dõi hiệu quả hoạt động của chúng trên thị trường.
  • Lập kế hoạch giao dịch và xác định quỹ ETF phù hợp với chiến lược tài chính của bạn.
  • Sử dụng tài khoản giao dịch thực để thực hiện lệnh và theo dõi vị thế một cách sát sao.
  • Đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn nhằm bảo vệ các vị thế mở trước các rủi ro liên quan trong giao dịch.
  • Khi đạt mục tiêu đầu tư, tiến hành đóng vị thế để bảo toàn lợi nhuận.
  • Phân tích hiệu quả giao dịch và các rủi ro liên quan trước khi thực hiện lệnh tiếp theo.

Danh sách ETF

Ký hiệu Mô tả Kích thước hợp đồng Đòn bẩy
ACWI iShares MSCI ACWI ETF (ACWI.xnms) 1 1:5
AGG iShares Core U.S. Aggregate Bond ETF (AGG.arcx) 1 1:5
BIL SPDR Bloomberg 1-3 Month T-Bill ETF (BIL.arcx) 1 1:5
BND Vanguard Total Bond Market ETF (BND.xnms) 1 1:5
BSV Vanguard Short-Term Bond ETF (BSV.arcx) 1 1:5
DIA SPDR DJIA ETF (DIA.arcx) 1 1:5
EEM iShares MSCI Emerging Markets ETF (EEM.arcx) 1 1:5
EFA iShares MSCI EAFE ETF (EFA.arcx) 1 1:5
GLD SPDR Gold Shares ETF (GLD.arcx) 1 1:5
HYG iShares iBoxx High Yield Corp Bond ETF (HYG.arcx) 1 1:5
ICLN iShares Global Clean Energy ETF (ICLN.xnms) 1 1:5
IEI iShares 3-7 Year Treasury Bond ETF (IEI.xnms) 1 1:5
IEMG iShares Core MSCI Emerging Mkts ETF (IEMG.arcx) 1 1:5
IJH iShares Core S&P Mid-Cap ETF (IJH.arcx) 1 1:5
IJR iShares Core S&P Small-Cap ETF (IJR.arcx) 1 1:5
ITOT iShares Core S&P Total US Stocks ETF (ITOT.arcx) 1 1:5
IVV iShares Core S&P 500 ETF (IVV.arcx) 1 1:5
IVW iShares S&P 500 Growth ETF (IVW.arcx) 1 1:5
IWD iShares Russell 1000 Value ETF (IWD.arcx) 1 1:5
IWF iShares Russell 1000 Growth ETF (IWF.arcx) 1 1:5
IWM iShares Russell 2000 ETF (IWM.arcx) 1 1:5
LQD iShares iBoxx IG Corp Bond ETF (LQD.arcx) 1 1:5
QQQ Invesco QQQ Trust Series 1 ETF (QQQ.xnms) 1 1:5
SHV iShares Short Treasury Bond ETF (SHV.xnms) 1 1:5
SHY iShares 1-3 Year Treasury Bond ETF (SHY.xnms) 1 1:5
SPY SPDR S&P 500 ETF (SPY.arcx) 1 1:5
SUSL iShares ESG MSCI USA Leaders ETF (SUSL.xnms) 1 1:5
TIP iShares TIPS Bond ETF (TIP.arcx) 1 1:5
TLT iShares 20+ Year Treasury Bond ETF (TLT.xnms) 1 1:5
TQQQ ProShares UltraPro QQQ ETF (TQQQ.xnms) 1 1:5
VB Vanguard Small-Cap ETF (VB.arcx) 1 1:5
VCIT Vanguard Intermediate-Term Corporate ETF (VCIT.xnms) 1 1:5
VCSH Vanguard Short-Term Corp Bond ETF (VCSH.xnms) 1 1:5
VEA Vanguard FTSE Developed Mkts ETF (VEA.arcx) 1 1:5
VGT Vanguard Info Tech ETF (VGT.arcx) 1 1:5
VIG Vanguard Dividend Appreciation ETF (VIG.arcx) 1 1:5
VNQ Vanguard Real Estate ETF (VNQ.arcx) 1 1:5
VO Vanguard Mid-Cap ETF (VO.arcx) 1 1:5
VOO Vanguard S&P 500 ETF (VOO.arcx) 1 1:5
VTI Vanguard Total Stock Mkt ETF (VTI.arcx) 1 1:5
VTV Vanguard Value ETF (VTV.arcx) 1 1:5
VWO Vanguard FTSE Emerging Mkts ETF (VWO.arcx) 1 1:5
VXUS Vanguard Total International Stock ETF (VXUS.xnms) 1 1:5
VYM Vanguard High Dividend Yield ETF (VYM.arcx) 1 1:5
XLF Financial Select Sector SPDR ETF (XLF.arcx) 1 1:5
XLK Technology Select Sector SPDR ETF (XLK.arcx) 1 1:5

Giao dịch ETF - FAQs

ETF là gì?

ETF (Quỹ giao dịch trao đổi) là một loại quỹ đầu tư được giao dịch trên sàn chứng khoán. ETF có thể là sản phẩm đầu tư thụ động hoặc đôi khi là đầu tư chủ động, theo dõi hiệu suất của các tài sản tài chính cơ sở.

Trong đầu tư ETF, nhà đầu tư sở hữu các đơn vị của quỹ, vì vậy họ không cần phải trực tiếp mua sản phẩm đầu tư vật lý. ETF là công cụ tài chính phổ biến, kết hợp ưu điểm đa dạng hóa của quỹ tương hỗ với sự linh hoạt của cổ phiếu. ETF tập hợp vốn từ nhiều nhà đầu tư vào một rổ các khoản đầu tư đa dạng, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và các loại tài sản khác.

Giao dịch ETF như thế nào?

Giao dịch ETF có thể là một cách hiệu quả để tiếp cận các thị trường tài chính. Có nhiều chiến lược giao dịch ETF mà nhà đầu tư và nhà giao dịch có thể áp dụng vì ETF mang lại cơ hội tiếp xúc với nhiều loại tài sản và các ngành công nghiệp khác nhau. Nhà giao dịch nên có một kế hoạch tài chính được chuẩn bị kỹ lưỡng và lựa chọn cẩn thận các quỹ ETF mà họ muốn đầu tư.

ETFs cho phép nhà giao dịch triển khai nhiều chiến lược khác nhau nhằm tận dụng cơ hội thị trường, bảo vệ các khoản đầu tư khác hoặc đa dạng hóa danh mục đầu tư. ETFs có thể được giao dịch theo nhiều cách, bao gồm các chiến lược dựa trên biến động giá, đầu tư theo mùa trong năm dựa trên cung cầu, luân chuyển ngành và sử dụng các quỹ ETF đảo chiều, chỉ là một vài ví dụ.

Giao dịch ETF có dễ không?

Giao dịch ETF thường được xem là một phương thức thân thiện với người mới để tiếp cận các thị trường tài chính đa dạng. Nhà giao dịch sử dụng ETF để phòng ngừa rủi ro thị trường, tiếp cận các phân khúc thị trường cụ thể và đa dạng hóa danh mục đầu tư. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên nghiên cứu kỹ về hiệu suất, cấu trúc và các khoản phí của ETF trước khi quyết định xem chúng có phải là công cụ phù hợp để giúp họ đạt được mục tiêu tài chính hay không.

Onboarding Background

Bắt đầu giao dịch trên thị trường toàn cầu với một nhà môi giới đa giấy phép

  • Hơn 10.000 công cụ tài chính
  • Nền tảng giao dịch tiên tiến
  • Chênh lệch thấp từ 0.0 pip
  • Hỗ trợ khách hàng đa ngôn ngữ 24/7

Khi đăng ký, bạn đồng ý với Chính sách Bảo mật của FP Markets và chấp thuận nhận thông tin ưu đãi, tin tức và tài liệu tiếp thị từ FP Markets trong tương lai. Bạn có thể hủy nhận thông tin bất kỳ lúc nào.

Get instant Updates in Telegram